CÁCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÓ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp đều hướng tới. Chiến lược có đúng thì mới đem lại hiệu quả công việc cao, nhân sự vững mạnh và lợi nhuận bền vững cho công ty. Vì thế, hôm nay Haganhi sẽ giới thiệu cho các bạn 5 bước để xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhé !
1. Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh bao gồm các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu và hướng tới mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh là gì ?
2. 5 bước xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định mục tiêu cho doanh nghiệp
Xây dựng các mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp muốn thực hiện trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và có hoạch định chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Trong mục tiêu xây dựng chiến lược, 4 mục tiêu đặc biệt cần thiết là: doanh thu, lợi nhuận, tái đầu tư, thị phần.
Thiết lập mục tiêu là công việc đặc biệt quan trọng dẫn đến sự thành công của bất cứ công ty nào, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này có thể bị rối trí vì không biết tập trung vào cái gì trước. Mục tiêu chỉ đạo thành công, cung cấp cho bạn biết hướng nỗ lực vào mục tiêu nào, và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn để đánh giá, đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn.
Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định khả năng đạt được mục tiêu của bạn. Hầu hết mọi người đều thừa nhận mục tiêu rất quan trọng nhưng số người viết ra được mục tiêu và có kế hoạch cụ thể để hoàn thành được mục tiêu thì không quá 5%.
Cách xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả
Bước 2: Đánh giá thực trạng
Có 2 lĩnh vực doanh nghiệp cần tập trung đánh giá:
- Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu tất cả yếu tố trong môi trường kinh doanh để xác định trong môi trường đó đâu là cơ hội và thách thức đối với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
- Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp về các mặt: Quản lý, Marketing, Tài chính, Hoạt động sản xuất, Nghiên cứu và phát triển. Từ đó đưa ra phương hướng thực hiện mục tiêu sát nhất với điểm mạnh của doanh nghiệp.
Bước 3: Xây dựng chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, nó giúp doanh nghiệp xác định các phương án chiến lược dựa trên điểm mạnh của mình, thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại. Vì vậy doanh nghiệp phải chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm như giá thành, chất lượng, nhãn hiệu hấp dẫn để nâng cao hiệu quả bán hàng.
Chất lượng sản phẩm cần phải giải quyết được 3 vấn đề:
- Mục tiêu cần đạt là gì ?
- Đối thủ cạnh tranh là ai ?
- Cạnh tranh như thế nào và có lợi thế cạnh tranh gì ?
Bước 4: Tiến hành thực hiện chiến lược
Tiến hành thực hiện chiến lược tức là xây dựng các giải pháp, biện pháp phù hợp với từng chiến lược để thực thi và đạt được mục tiêu đề ra. Việc thực hiện chiến lược phải có sự phân công công việc rõ ràng và quá trình thực hiện công việc cụ thể.
Bước 5: Kiểm tra và đánh giá kế hoạch
Ở giai đoạn này doanh nghiệp cần kiểm tra lại xem lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với mục tiêu đã đề ra không, từ đó có những cải cách điều chỉnh kịp thời làm cho chiến lược hiệu quả hơn.
Trên đây là 5 bước để xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp mà Haganhi muốn giới thiệu cho các bạn. Nếu muốn biết thêm những kinh nghiệm kinh doanh bổ ích thì nhớ theo dõi website Haganhi.edubit.vn thường xuyên nha !